I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Khoa dược bệnh viện được hình thành cùng với thời điểm Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam thành lập vào tháng 04 năm 2001. Nhân lực khoa dược được tách từ khoa dược trung tâm y tế Đại Lộc – Quảng Nam.
Trong những năm đầu mới thành lập, với nhân sự 10 viên chức khoa dược đã đảm nhận quản lý cung ứng thuốc men, hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị, y dụng cụ cho các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Cùng với sự phát triển của Bệnh viện, trang thiết bị và y dụng cụ được chuyển giao cho phòng vật tư y tế quản lý, khoa dược ngày càng lớn mạnh về số lượng nhân lực, trình độ chuyên môn, công tác quản lý đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động khoa Dược thực hiện theo thông tư 22/ 2011/TT-BYT ngày 10 / 06 / 2011 của Bộ y tế quy định về tổ chức và hoạt động khoa dược Bệnh viện.
2.1 Lãnh đạo khoa:
– Trưởng khoa: DS Nguyễn Văn Hối
– Phó trưởng khoa: DS Nguyễn Thị Nở
2.2 Nhân lực khoa dược hiện có 24, trong đó: Dược sĩ đại học 05, Dược sĩ trung học 19.
2.3 Các bộ phận chính của khoa
– Nghiệp vụ dược;
– Kho và cấp phát;
– Thống kê dược;
– Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
– Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
III. NHIỆM VỤ CHỨC NĂNG:
3.1 Chức năng: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
3.2 Nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch, cung ứng, quản lý, xuất nhập thuốc, vật tư y tế và hóa chất đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị.
2. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
3. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
4. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các QĐ chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
5. Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo.
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
IV.HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN.
1. Về cung ứng thuốc ,hoá chất , vật tư y tế:
– Khoa Dược lập kế hoạch, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao đảm bảo chất lượng đúng quy định phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh, tuyệt đối tại không để bệnh nhân chuyển lên tuyến trên vì thiếu thuốc hay phải tự mua thuốc bên ngoài vào điều trị.
– Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá nhập kho trong suốt quá trình bảo quản, cấp phát. Không để xảy ra tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng được nhập vào Bệnh viện làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Đặc biệt hàng năm qua các đợt kiểm nghiệm thuốc định kỳ của Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh Quảng Nam không có mẫu thuốc kém chất lượng.
– Tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng Danh mục thuốc phù hợp với sự phát triển của bệnh viện, phù hợp với mô hình bệnh tật, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị của bệnh viện. Danh mục thuốc bệnh viện được bổ sung và thay đổi thường xuyên phù hợp với phát triển của các khoa lâm sàng.
2. Về công tác bảo quản
– Thực hiện đúng qui trình bảo quản thuốc đảm bảo chất lượng và độ an toàn của thuốc trong quá trình điều trị, hệ thống kho thuốc, vật tư y tế và hóa chất được trang đầy đủ các dụng cụ bảo quản như máy điều hòa, hệ thống phòng chống cháy nổ, các qui trình theo dõi hạn dùng, nhiệt độ, độ ẩm của kho…
3. Công tác cấp phát thuốc
– Khoa bố trí một số dược sỹ chủ chốt có nhiều kinh nghiệm để quản lý kho trong công tác xuất nhập, kiểm kê, bảo quản, theo dõi hạn dùng….Do đó, thời gian qua không có trường hợp nào nhầm lẫn gây ảnh hưởng tính mạng của người bệnh.
– Khoa đã tổ chức cấp thuốc đến tận các khoa lâm sàng theo đúng Qui trình phê duyệt của Giám đốc bệnh viện
4.Công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc
4.1 Công tác dược lâm sàng
– Bệnh viện đã triển khai công tác dược lâm sàng theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế.
1. Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc, tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
2. Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc
3. Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt).
4. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;
5. Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) báo cáo kịp thời cho trung tâm DI –ADR tại đơn vị theo quy định hiện hành
6. Tham gia nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn-hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng
7. Tham gia bình bệnh án tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện
– Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công, tổ dược lâm sàng đã đóng góp một phần cho thầy thuốc trong việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, tham gia hội chẩn một số bệnh nặng, tư vấn cho thầy thuốc trong việc sử dụng thuốc, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
4.2 Thông tin thuốc: Tổ thông tin thuốc được thành lập theo Quyết định số 10766/YT-ĐTr ngày 13 tháng 01 năm 2003 của Bộ Y tế.
+ Hội đồng thuốc và điều trị: Tổ thông tin cung cấp thông tin cho HĐT và ĐT trong việc lựa chọn thuốc cụ thể là các loại thuốc mới có hiệu quả tốt trong điều trị, giá thành hợp lý đồng thời bỏ những thuốc đã lạc hậu, nhiều tác dụng phụ.
+ Đối với Bác sỹ:
– Thông tin thuốc mới về các ưu điểm về mặt tác dụng và ít độc hại
– Các loại thuốc đang sử dụng: Thông tin và cảnh báo các tác dụng có hại và tương tác bất lợi do sự phối hợp thuốc nếu có xảy ra.
– Thông tin về các tác dụng phụ có hại, chống chỉ định của thuốc đặc biệt đối với phụ nữ có thai, cho con bú, người suy giảm chức năng gan thận…
– Thông báo các thuốc không đảm bảo chất lượng, khuyết tật, thuốc cấm lưu hành khi nhận được thông báo của Cơ quan cấp trên.
– Kết hợp với phòng KHTH tổ chức bình đơn thuốc.
+ Đối với Điều dưỡng:
– Tổ thông tin cung cấp cho điều dưỡng các thông tin liên quan đến thuốc, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, nữ hộ sinh về cách sử dụng thuốc, thời gian uống thuốc tương tác thuốc với thức ăn, đồ uống cho bệnh nhân một cách hợp lý.
+ Đối với bệnh nhân:
Thông tin cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân các vấn đề có liên quan đến sử dụng thuốc.
5. Áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo :
5.1 Áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thật:
– Từ năm 2004 bệnh viện đã ứng dụng phần mềm quản lý khép kín từ lúc bệnh nhân nhập viện đến khi ra viện. Phần mềm đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Khoa dược thực hiện tốt công tác quản lý dược từ các khâu dự trù, kiểm nhập, kiểm kê xuất, thống kê báo cáo một cách chính xác và khoa học.
– Được sự hổ trợ của phần mềm, bệnh nhân được công khai sử dụng thuốc hàng ngày một cách công khai và minh bạch, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
5.2 Nghiên cứu khoa học và đào tạo:
– Khoa Dược là cơ sở thực hành của các trường Cao đẳng kỹ thuật y tế trung ương II Đà nẵng, Trường Cao đẳng y tế Quảng Nam, Trường Cao đẳng Phương Đông về dược
– Khoa luôn quan tâm, sắp xếp kế hoạch đào tạo hợp lý tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành mục tiêu thực tập theo yêu cầu của nhà trường
– Để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, khoa thường xuyên tham gia học tập chính trị, tập huấn chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn..
– Hiện tại khoa có 01 DSĐH đang theo học lớp chuyên khoa I Quản lý dược, 02 DS trung học đang học Đại học dược.
– CCVC của khoa luôn tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, phục vụ nhân dân, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế. Đối với người bệnh, CCVC có tinh thần thái độ phục vụ tốt, tận tình, không để người bệnh phàn nàn. Đối với các khoa phòng và đồng nghiệp luôn giữ mối quan hệ hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ chung của Bệnh viện
5.3 Nguyên cứu khoa học: Hàng năm khoa dược tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài:
+ Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn tại bệnh viện Đa khoa KVMN phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
+ Đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh dựa trên kết quả nuôi cấy kháng sinh đồ tại bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
+ Khảo sát công tác quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2012
+ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân tai biến mạch máu não có tăng huyết áp.
+ Đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam năm 2013
6. Về quản lý kinh phí thuốc và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
– Thực hiện nghiêm túc việc lập kế hoạch, thống kê theo dõi xuất nhập của các kho kết hợp với định kỳ kiểm kê, đối chiếu, báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm kịp thời. Hàng năm, đã đảm bảo việc quản lý kinh phí thuốc, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, thất thoát…
– Cán bộ viên chức đều thực hiện tốt việc quản lý thuốc và tài sản của Nhà nước trong phạm vi được phân công, đúng quy chế chuyên môn và quy định về tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, …
7. Về tổ chức hoạt động chuyên môn của nhà thuốc Bệnh viện:
– Nhà thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP: Nhà thuốc luôn đặt mục tiêu phục vụ người bệnh lên hàng đầu với tinh thần thái độ phục vụ tốt.
– Thực hiện bán đúng giá đã niêm yết theo quy định của Bộ Y tế:
+ Các mặt hàng bày bán đều có đầy đủ các điều kiện được phép lưu hành như: Visa nhập khẩu, số đăng ký lưu hành, phiếu kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, hóa đơn mua hàng hợp pháp, …
+ Thuốc đảm bảo các yêu cầu về bảo quản và hạn sử dụng, niêm yết giá bán với 100% các mặt hàng có bán tại nhà thuốc
– Có tài liệu thông tin thuốc đặt ngay trước cửa nhà thuốc dễ xem, dễ đọc và luôn luôn được cặp nhật thông tin mới đồng thời đưa ra các hướng dẫn và cảnh báo khi sử dụng thuốc giúp cho nhân viên y tế và người bệnh đến khám bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
– Trong suốt quá trình hoạt động, Nhà thuốc luôn nêu cao tinh thần phục vụ, đảm bảo chất lượng thuốc được các đoàn kiểm tra của Sở Y tế đánh giá tốt.
8. Các công tác khác:
– Tổ chức tốt việc thu hồi vỏ thuốc, vật tư y tế hóa chât của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng sau khi sử dụng, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt Quy chế quản lý sử dụng thuốc
– Công tác phòng chống dịch , thiên tai, thảm hoạ luôn được khoa chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số thuốc, hoá chất , phương tiện để kịp thời cấp cứu khi có tình huống xảy ra
– Tham gia cùng với Bệnh viện đến khám chữa bệnh và phát thuốc miển phí cho các đối tượng chính sách, đồng bào vùng sâu vùng xa.
– Với truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, tương thân, tương ái các thế hệ CCVC khoa Dược đã nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn để xây dựng nên một tập thể khoa vững mạnh. Trong suốt những năm qua luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được đánh giá, ghi nhận các danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc”, “Lao động tiên tiến”.. Có nhiều cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”. Tổ Công đoàn khoa Dược luôn đạt danh hiệu “ Tổ công đoàn vững mạnh xuất sắc”.
V.HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
+ Để khoa dược phát triển ngày càng vững mạnh, khoa sẽ bám sát nội dung các thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011, Thông tư 31/2011/TT-BYT, Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế.
+ Tập trung chú trọng công tác Dược lâm sàng theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế là nhiệm vụ trung tâm.
– Khoa xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn cho các dược sỹ đại học tham gia học lớp dược lâm sàng từ 03 đến 06 tháng tại các cơ sở có tổ chức bồi dưỡng kiến thức dược lâm sàng.
+ Tăng cường hoạt động của đơn vị thông tin thuốc ngày càng thiết thực và có chiều sâu.
+ Phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng để thực hiện tốt các qui định chuyên môn về dược
Thực hiện tốt công tác báo cáo, kiểm tra giám sát về sử dụng định mức vật tư y tế, định mức trong phẫu thuật, thủ thuật.
+ Quản lý tốt việc nhập xuất thuốc hóa chất, vật tư y tế tại khoa dược và các khoa lâm sàng,.
+ Tư vấn cho Hội đồng thuốc – điều trị lựa chọn giá thuốc, vật tư y tế đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý để thực hành tiết kiệm.
+ Nâng cấp mạng vi tính trong công tác quản lý dược để thực hiện công tác, quản lý báo cáo dược để phù hợp theo hướng dẫn của thông tư 22/2011/TT-BYT/.
+ Xây dựng hệ thống kho GSP “ Thực hành bảo quản tốt’’
+ Mở rộng khoa dược phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của bệnh viện./
Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành. Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho Bệnh viện hạng III.
Chức năng nhiệm vụ
Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.
Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
Đào tạo cán bộ y tế
Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học
Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Phòng bệnh
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác kinh tế y tế
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Tổ chức
Các phòng chức năng
1. Phòng Kế hoạch tổng hợp | 5. Phòng Hành chính quản trị |
2. Phòng Điều dưỡng | 6. Phòng Tổ chức cán bộ |
3. Phòng vật tư – thiết bị y tế. | 7. Phòng Tài chính kế toán. |
4.Tổ Công nghệ thông tin | 8. Tổ T3G |
Các khoa
1. Khoa khám bệnh | 14. Khoa Dược |
2. Khoa Nội tổng hợp | 15.Khoa chẩn đoán hình ảnh |
3. Khoa Đông y | 16.Khoa vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng |
4. Khoa Nội truyền nhiễm | 17.Khoa Tai – Mũi – Họng |
5. Khoa Dinh dưỡng | 18.Khoa Mắt |
6. Khoa Ung bướu – Huyết học | 19.Khoa Răng – Hàm – Mặt |
7. Khoa Nội tim mạch | 20.Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn |
8. Khoa Ngoại chấn thương | 21.Khoa Xét nghiệm |
9. Khoa Ngoại tổng hợp | 22.Khoa gây mê hồi sức |
10. Khoa Ngoại thần kinh | 23.Khoa Nội thận tiết niệu, nội tiết, da liễu |
11. Khoa Nhi | 24.Khoa Nội tiêu hóa, hô hấp |
12. Khoa Sản | |
13. Khoa Hồi sức tích cực chống độc | |
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUẢNG NAM
Địa chỉ: Khu 5 – Thị Trấn Ái Nghĩa – Đại Lộc – Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3 747.432 – 0235.3 865.378
Fax: 0235.3 747.432
Email: [email protected]
Website: bvbacquangnam.org.vn
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật (trừ ngày lễ, tết)Thời gian: 7:00 đến 18:00 – Trực cấp cứu: 24/24
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE BẮC QUẢNG NAM
Là đơn vị tư vấn sức khỏe uy tín hàng đầu tại khu vực Bắc Quảng Nam