Khuyến cáo sử dụng Epinephrine, ngay cả chưa rõ phản ứng phản vệ
Theo ý kiến của chuyên gia: “Đừng do dự sử dụng epinephrine đối với trường hợp nghi ngờ phản ứng phản vệ, ngay cả không có bằng chứng để kết luận những triệu chứng của bệnh nhân là do phản ứng dị ứng gây ra”.
Theo tuyên bố đồng thuận của một nhóm chuyên gia gồm bác sĩ cấp cứu và bác sĩ chuyên khoa dị ứng “Epinephrine ở liều phù hợp là an toàn và không có chống chỉ định tuyệt đối trong điều trị phản ứng phản vệ”
Các tác giả báo cáo trong một bài báo trực tuyến trong Annals of Allergy, Asthma and Immunology vào ngày 6 tháng 8 năm 2015 rằng “Trì hoãn dùng epinephrine có thể làm bệnh trầm trọng hơn và gây ra phản ứng phản vệ kháng trị”
Viện dị ứng và bệnh nhiễm trùng quốc gia và mạng lưới dị ứng thức ăn và phản ứng phản vệ, nhấn mạnh: “Không cần thiết đưa ra tiêu chuẩn cho việc sử dụng epinephrine”. Nhóm chuyên gia này đã được triệu tập lại vào năm 2014 để thảo luận về những hạn chế của kiến thức hiện tại và những cản trở của điều trị cấp cứu phản ứng phản vệ, tập trung đặc biệt vào 3 rào cản chính để cải thiện điều trị: sự phức tạp trong chẩn đoán phản ứng phản vệ, việc ít sử dụng epinephrine và không theo dõi đầy đủ sau xuất viện.
Ngoài những bệnh nhân bị phản ứng phản vệ thì những bệnh nhân khác được xác định là có nguy cơ bị phản ứng phản vệ cũng được điều trị epinephrine- Stanley M, Fineman, MD từ Đại học y khoa Emory và phòng khám hen và dị ứng Atlanta và đồng nghiệp báo cáo. Bệnh nhân có nguy cơ gồm những người trước đó có tiền sử phản ứng trầm trọng cũng như người được biết hay nghi ngờ tiếp xúc với tác nhân khởi phát dị ứng có hay không có sự tiến triển của triệu chứng.
Kháng histamin và glucocorticoid không có tác dụng đủ nhanh để thích hợp cho điều trị hàng đầu đối với phản ứng dị ứng nặng nhưng chúng có thể được sử dụng sau khi dùng epinephine, tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị- tác giả viết.
Nhóm chuyên gia này cũng khuyến cáo kê đơn epinephrine tự tiêm cho bệnh nhân được điều trị phản ứng phản vệ hay bệnh nhân bị phản ứng dị ứng nặng tại phòng cấp cứu và những người nghi có nguy cơ bị phản ứng phản vệ trong tương lai. Điều cần thiết là những bệnh nhân này cần được tư vấn kế hoạch hành động về việc sử dụng thuốc tự tiêm trước khi xuất viện
Giấy xuất viện bao gồm việc giới thiệu bệnh nhân tới bác sĩ dị ứng để hỗ trợ xác định chẩn đoán, xác định tác nhân kích hoạt và tiếp tục điều trị ngoại trú.
Tác giả viết,phá vỡ các rào cản đối với điều trị cấp cứu tốt nhất của phản ứng phản vệ “phải là một nổ lực chung của tất cả mọi người bao gồm bác sĩ cấp cứu, nhân viên dịch vụ y tế cấp cứu, bác sĩ dị ứng và các nhóm hỗ trợ bệnh nhân”, lưu ý là phải cần thiết đào tạo rộng rãi cho các nhân viên dịch vụ y tế cấp cứu và bác sĩ khoa cấp cứu để cải thiện chẩn đoán và điều trị phản ứng phản vệ.
Ngoài ra, tác giả kết luận “bác sĩ dị ứng nên tiên phong trong việc cộng tác với bác sĩ cấp cứu trong cộng đồng của họ”
BS Đinh Thanh Vinh (dịch)
(Nguồn Medscape “Epinephrine recommended, even if anaphylaxis unconfirmed” ngày 10/08/2015)
Tin mới
- Điều trị thành công nhiều cas phẩu thuật kết hợp xương đùi bằng đinh Metaizeau ở trẻ em. - 07/09/2017 03:21
- Sử dụng Macrolide và Hẹp môn vị - 07/09/2017 03:18
- Hiệu quả của nước muối ưu trương đối với trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp. - 07/09/2017 03:16
- Có đến 1/5 trẻ bị biến chứng sau cắt Amygdal - 07/09/2017 03:15
- Điều dưỡng trực ca càng dài càng kiệt sức - 07/09/2017 03:13
Các tin khác
- TOÀN VĂN GIẢI PHÁP ĐOẠT GIẢI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 11 (2012-2013) - 07/09/2017 03:08
- Điều trị thành công nhiều bệnh nhân quốc tịch Lào - 07/09/2017 03:05
- Thuốc điều trị viêm khớp có thể dùng trong điều trị bệnh bạch biến - 07/09/2017 03:00
- Áp dụng kỹ thuật mới điều trị sỏi niệu quản bàng máy tán sỏi Laser Holmium - 07/09/2017 02:59
- Sử dụng kháng sinh tăng nguy cơ viêm khớp thiếu niên ở trẻ em (Antibiotics in Children Increase Risk for Juvenile Arthritis) - 07/09/2017 02:56