Sử dụng glucocorticoid cho trẻ em bị phản vệ?
Glucocorticoid và thời gian nằm viện ở trẻ bị phản vệ : Một nghiên cứu hồi cứu
Glucocorticoid ở phản vệ 2 pha
Có đến 20% trẻ bị cơn phản vệ có phản ứng 2 pha, là một triệu chứng dội vào những giờ sau khi phục hồi cơn đầu tiên. Mặc dù, glucocorticoid hay được dùng hơn trong 2 thập niên qua ở bệnh nhân bị phản vệ, không có các dữ liệu gợi ý rằng glucocorticoid nên được sử dụng thường qui. Một lí do căn bản cho việc sử dụng glucocorticoid là thuốc này có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ pha 2 của phản ứng 2 pha.
Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hơn 10.000 trẻ bị cơn phản vệ để đánh giá liệu dùng glucocorticoid liên quan với thời gian nằm viện hay không. Các trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 18 tuổi đến một trong các phòng cấp cứu thuộc nghiên cứu từ giữa tháng 1 năm 2009 đến tháng 9 năm 2013. Các trẻ bị phản vệ được xác định từ các dữ liệu hành chính, mà dữ liệu này còn được sử dụng để xác định các trẻ được dùng bất kỳ glucocorticoid nào sau đây qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống: dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone, hoặc prednisone.
Kết quả ban đầu đáng chú ý là kéo dài thời gian nằm viện ( >= 2 ngày). Kết quả sau đó bao gồm liệu trẻ có cần phải vào lại phòng cấp cứu trong vòng 3 ngày kể từ lần thăm khám đầu tiên hay không và liêu các trẻ được nhập viện có cần dùng epinephrine sau 24 giờ nhập viện hay không. Phân tích này giải thích những thay đổi về nhân khẩu học và hen đồng thời hay bệnh lí mãn tính phức tạp.
Mẫu bệnh nhân ban đầu bao gồm 10,255 trẻ, trong đó có 5203 trẻ (50.7%) đã được nhập viện. Thời gian nằm viện kéo dài xảy ra ở 8.2% trẻ nhập viện, nhưng thời gian nằm viện thì ngắn hơn trong số trẻ dùng glucocorticoid, với tỉ số nguy cơ điều chỉnh (aOR) 0.61 cho thời gian nằm viện kéo dài ( khoảng tin cậy 95%[CI], 0,41-0,93). Sau khi điều chỉnh cho tất cả các biến, một vài biến liên quan với tỉ lệ thời gian nằm viện kéo dài thì cao hơn, bao gồm những trẻ có bệnh lí nội khoa mạn tính (aOR, 2.98), tiền sử hen (aOR, 1.56), cần thở oxy (aOR, 2.52) hoặc nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt (aOR, 13.4). Hơn nữa, dùng glucocorticoid liên quan với tỉ lệ cần epinephrine thấp hơn sau 24 giờ đầu (aOR, 0.63).
Trong số các trẻ xuất viên, có 4.9% trẻ ít nhất 1 lần vào lại cấp cứu trong 3 ngày kể từ lần khám đầu tiên. Tỉ số nguy cơ điều chỉnh trong lần nhập cấp cứu trở lại trong số trẻ dùng glucocorticoid là 1.01, với khoảng tin cậy 95%, 1.0.
Các nhà điều tra kết luận rằng trong số các trẻ nhập viện vì phản vệ, việc sử dụng glucocorticoid tại phòng cấp cứu thì liên quan với tỉ lệ nằm viên kéo dài thấp hơn. Họ gợi ý rằng những phát hiện của nghiên cứu ủng hộ việc dùng glucocorticoid đối với trẻ em nhập viện do phản vệ.
Quan điểm
Nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng glucocorticoid và thời gian nằm viện ngắn hơn, nhưng không chứng minh rằng thuốc này gây ra vấn đề khác. Tuy nhiên, sự quyết định chọn lọc bệnh nhân được dùng glucocorticoid để đánh giá thời gian nằm viện thì có lẽ không hợp lí. Ví dụ, nếu trẻ có vẻ bị bệnh thì có nhiều khả năng được dùng glucocorticoid, điều này sẽ có khuynh hướng dùng glucocorticoid cho những trẻ có tổng thời gian nằm viện lâu hơn.
Cuối cùng, số lượng lớn trẻ trong nghiên cứu này giúp chứng minh rằng việc dùng glucocorticoid ít nhất là không có hại và có thể rất tốt ở những trẻ này. Nghiên cứu vẫn cần được hoàn thành để đánh giá liều lượng tốt nhất cho mỗi loại thuốc, thời gian điều trị và liệu rằng có sự khác biệt về hiệu quả của từng loại glucocorticoid.
BS Đinh Thanh Vinh (dịch)
(Medscape Give Glucocorticoids to Children With Anaphylaxis? Ngày6/11/2015)
Tin mới
- 4 lý do bạn nên dùng nước hầm xương hằng ngày - 07/09/2017 03:59
- Phẫu thuật đặt khung cố định ngoại vi cho bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi - 07/09/2017 03:56
- Uống liều duy nhất dexamethasone điều trị cơn hen trẻ em - 07/09/2017 03:55
- Tập aerobic có tác dụng làm giảm bệnh suy giảm nhận thức nhẹ - 07/09/2017 03:49
- Chẩn đoán và điều trị co thắt phế quản do gắng sức - 07/09/2017 03:44
Các tin khác
- Điều trị mới tiền sản giật có thể cho phép chuyển dạ trì hoãn - 07/09/2017 03:27
- Mụn trứng cá : Sử dụng kháng sinh vượt quá thời gian khuyến cáo - 07/09/2017 03:22
- Điều trị thành công nhiều cas phẩu thuật kết hợp xương đùi bằng đinh Metaizeau ở trẻ em. - 07/09/2017 03:21
- Sử dụng Macrolide và Hẹp môn vị - 07/09/2017 03:18
- Hiệu quả của nước muối ưu trương đối với trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp. - 07/09/2017 03:16